Theo Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin có thể bị phạt từ 10 triệu đến 100 triệu đồng. Hay nói cách khác, nếu doanh nghiệp không hoặc chưa nộp, kiểm toán báo cáo tài chính theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ bị phạt với mức trên. Tuy nhiên hiện nay một số doanh nghiệp vẫn còn chưa nắm rõ Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Vì vậy, bài trong bài viết này EasyBooks sẽ hướng dẫn anh/chị quy trình trên.
1. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
1.1 Giải thích từ ngữ
“Báo cáo tài chính” là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.” Trích theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13
“Kiểm toán báo cáo tài chính” là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kế toán.” Trích theo Luật kiểm toán độc lập 2022.
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Cách tính thuế hộ kinh doanh theo Thông tư 88
1.2 Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính
Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp người dùng tin tưởng hơn vào báo cáo tài chính, dựa trên những ý kiến từ kiểm toán viên về các khía cạnh trọng yếu như tính phù hợp với khuôn khổ về lập, trình bày báo cáo tài chính.
Đối với khuôn khổ lập trình và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên đưa ra ý kiến về cách lập và trình bày báo cáo tài chính hợp lý, trung thực trên các khía cạnh trọng yếu.
1.3 Nội dung chuẩn mực kiểm kiểm toán Việt Nam
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện xét đoán chuyên môn và duy trì thái độ, hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như thực hiện kiểm toán. Các công việc của kiểm toán viên bao gồm:
- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, dựa trên sự hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, kể cả kiểm soát nội bộ của đơn vị;
- Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các sai sót trọng yếu có tồn tại hay không, thông qua việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với rủi ro đã đánh giá;
- Hình thành ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính dựa trên kết luận về các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được.
>>>>> Hướng dẫn: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng chứng khoán
2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Có 3 giai đoạn chính trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính:
2.1 Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
Đầu tiên, các kiểm toán viên cần đưa ra kế hoạch kiểm toán chi tiết cụ thể, đưa ra được các nội dung, cách thức kiểm toán. Giai đoạn này nhằm đưa chi phí kiểm toán ở mức hợp lý, thỏa thuận với khách hàng, và tránh sự thiếu hụt bằng chứng kiểm toán.
Dựa vào nhu cầu của khách hàng, tính chất công việc, hiểu biết và kinh nghiệm, kiểm toán viên sẽ đưa ra kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán cho hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Kế hoạch tổng thể sẽ bao gồm các đầu mục công tác như:
- Xác định khách hàng, nắm rõ lý do kiểm toán, ký kết hợp đồng và sắp xếp nguồn nhân sự.
- Tìm kiếm, thu thập các thông tin cần thiết như ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ pháp lý
- Phân tích nguồn thông tin, dữ liệu mới thu thập, sau đó đưa đánh giá về khả năng hoạt động kinh doanh, chỉ ra sai phạm (nếu có)
- Thiết lập mức trọng yếu, đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán (thường các chu kỳ, các khoản mục kiểm toán sẽ sử dụng như nhau ở mục này)
Chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán hướng dẫn việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dữ liệu cụ thể bao gồm cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn và thời gian thực hiện cho từng thủ tục kiểm toán.
Thông thường, chương trình kiểm toán gồm 3 phần chính: các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích, các khảo sát chi tiết của số dư. Trong đó, mỗi phần sẽ bao gồm các nghiệp vụ kinh tế và các khoản mục, chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
>>>>>> Hướng dẫn: Xác định doanh thu cho hộ kinh doanh theo Thông tư 88
2.2 Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Trong bước này, kiểm toán viên sẽ thực hiện các khảo sát và những thủ tục phân tích kiểm tra.
- Thứ nhất, thực hiện khảo sát. Kiểm toán viên sẽ tiến hành bước này nếu nhận thấy: kết quả khảo sát sẽ đưa ra mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.
- Thứ hai, thủ tục phân tích, kiểm tra. Mục đích của thủ tục phân tích là kiểm tra tính hợp lý thống nhất của các nghiệp vụ và số dư. Kiểm tra chi tiết các số dư và thực hiện kiểm tra chi tiết bổ sung nhằm kiểm tra những sai sót về tiền, khoản mục chi tiêu có trong báo cáo tài chính.
2.3 Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
Sau khi hoàn tất các bước trên, kiểm soát viên sẽ tổng hợp kết quả và tiến hành báo cáo kiểm toán.
Trong giai đoạn này, công tác của kiểm soát viên sẽ như sau:
- Xem xét những khoản nợ có thể phát sinh ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như các khoản phạt, bồi thường do kiện tụng.
- Xem xét các sự kiện phát sinh có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính sau khi kết thúc năm tài chính, khóa sổ lập báo cáo tài chính trước và sau kỳ báo cáo kiểm toán.
Vậy là EasyBooks đã chia sẻ chi tiết các thông tin liên quan đến Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Mong rằng thông tin trên hữu ích tới Quý doanh nghiệp. Chúc doanh nghiệp thành công vượt trội, phát triển bền vững, đột phá thành công.
Mọi thắc mắc về Phần mềm kế toán EasyBooks, Quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline: 1900 57 57 54 để được nhận tư vấn MIỄN PHÍ. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn vui lòng được phục vụ cho Quý khách.
Video Hướng dẫn nghiệp vụ Nhập số dư đầu kỳ
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYBOOKS
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 57 57 54
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EASYBOOKS
Group trao đổi:Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks- SOFTDREAMS
0 nhận xét: