Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

Sau Khi Có Giấy Phép Kinh Doanh Doanh Nghiệp Cần Làm Gì?

Để thành lập một doanh nghiệp, bước cơ bản đầu tiên là phải có giấy phép kinh doanh, vốn điều lệ và một số các giấy tờ cần thiết khác. Vậy sau khi có giấy phép kinh doanh doanh nghiệp cần làm gì tiếp theo? Bài viết dưới đây, EasyBooks sẽ giải đáp cho Quý doanh nghiệp câu hỏi trên.


1. Sau khi có giấy phép kinh doanh doanh nghiệp cần là gì?

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp nên kiểm tra lại thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu có sự chênh lệch về thông tin giữa hồ sơ đăng ký kinh doanh với giấy chứng nhận, thì doanh nghiệp làm đơn đề nghị hiệu chỉnh thông tin và gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh.

1.1 Khai báo hồ sơ ban đầu

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đơn vị chuẩn bị hồ sơ sau để nộp cho chi cục quản lý thuế – nơi đặt trụ sở chính:

  • Công văn đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán
  • Thông báo đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (thời hạn nộp: trước khi thực hiện trích khấu hao tài sản cố định)
  • Tờ khai lệ phí môn bài
  • Phiếu đăng ký: Trao đổi thông tin với cơ quan thuế qua phương thức điện tử

Thực tế, giấy tờ, chứng từ trên có thể thay đổi tùy theo từng chi cục thuế. Tuy  nhiên, để được xử lý nhanh nhất thì doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ kể trên.

Về quy định chế độ kế toán, doanh nghiệp sẽ chọn chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 88/2021/TT-BTC phù hợp với đặc điểm, quy mô của công ty mình. Hoặc anh chị có thể liên hệ với EasyBooks để được tư vấn kỹ hơn về quy định này. 

1.2 Treo biển hiệu công ty

Theo Luật Quảng cáo 2012, trụ sở chính của doanh nghiệp bắt buộc phải có biển hiệu với đầy đủ thông tin cơ bản của doanh nghiệp. Đây là điều cần thiết để phát hành hóa đơn và tránh những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế về trụ sở. Theo Điều 34, Nghị định 50/2016/NĐ-CP,  nếu trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện không có biển phạt từ 10 đến 15 triệu đồng và mức phạt cao nhất là bị khóa mã số thuế. 

1.3 Mở tài khoản ngân hàng của công ty

Theo pháp luật quy định, đối với các giao dịch của doanh nghiệp trên 20 triệu đồng bắt buộc phải thông qua hình thức chuyển khoản. Vì vậy, việc có một tài khoản doanh nghiệp là bắt buộc. Không những thế, khi giao dịch với cơ quan thuế như nộp thuế hoặc nhận chuyển tiền từ đối tác, doanh nghiệp có thể thực hiện một cách dễ dàng, thuận tiện.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp đơn vị mở tài khoản ngân hàng muộn sẽ bị phạt giống với việc không kê khai thông tin thuế.
  • Sau khi lập tài khoản ngân hàng, đơn vị khai báo thông tin tài khoản lên Sở Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản. 
  • Một tài khoản chỉ dùng cho duy nhất một công ty. Tuy nhiên một công ty có thể mở nhiều tài khoản khác nhau.

1.4 Đăng ký sử dụng chữ ký số điện tử

Theo quy định của cơ quan thuế hiện hành, tất cả doanh nghiệp kê khai thuế theo phương thức điện tử. Vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng chữ ký số điện tử (token) nhằm ký hồ sơ, chứng từ, báo cáo  cho cơ quan thuế, thực hiện giao dịch ngân hàng, chứng khoán,….

Chữ ký số được coi là hợp lệ khi được cơ quan thuế cấp phép và ngân hàng xác nhận thì có thể sử dụng trong các giao dịch. 

Nếu Quý đơn vị vẫn còn thắc mắc về chữ ký số, liên hệ ngay tới Phần mềm chữ ký số EasyCA để nhận tư vấn MIỄN PHÍ. 

1.5 Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Hai loại hóa đơn doanh nghiệp cần quan tâm sau khi có giấy phép kinh doanh là hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng. Doanh nghiệp khai báo thủ tục phát hành hóa đơn, nhận được chấp thuận từ cơ quan thuế và tiến hành sử dụng hóa đơn. 

Sau ngày 1/7/2022, theo Thông tư 78 của Bộ Tài chính, tất cả doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi mua-bán hàng hóa dịch vụ. Vì vậy doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa điện tử do các nhà cung cấp dịch vụ top đầu như EasyInvoice, Viettel,…

1.6 Khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Đây là mức thuế suất phụ thuộc vào các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. 

Thời gian chậm nhất kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp là ngày thứ 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế. hoặc ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính nếu quyết toán thuế theo năm.

>>> Tìm hiểu thêm về thuế thu nhập doanh nghiệp tại đây

Một số thủ tục khác

Ngoài ra, một số việc doanh nghiệp cần làm sau khi có giấy phép kinh doanh như:

  • Giấy phép con, chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định,…
  • Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn,… trong vòng 20 ngày tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động. 

Trên đây, EasyBooks đã chia sẻ chi tiết thông tin về chủ đề: Cần làm gì sau khi có giấy phép kinh doanh. Cảm ơn doanh nghiệp đã theo dõi hết bài viết này. Chúc Quý đơn vị khởi nghiệp đại phát, gặt hái thành công, tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng. 

Nếu Quý doanh nghiệp còn bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về Phần mềm kế toán EasyBooks, vui lòng liên hệ trực tiếp qua số hotline: 1900 57 57 54 . Nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ cho Quý khách hàng.

================

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 57 57 54

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: Phần mềm kế toán EASYBOOKS

Group trao đổi:Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks- SOFTDREAMS

0 nhận xét: