Kế toán doanh nghiệp đang là ngành nghề có xu hướng gia tăng, vậy kế toán doanh nghiệp là gì, kế toán doanh nghiệp có phải là kế toán hành chính không, những công việc của kế toán doanh nghiệp hay phương pháp hạch toán của kế toán doanh nghiệp ra sao thì cùng EasyBooks tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp là vị trí quan trọng đối với việc quản lý công tác tài chính, bên cạnh đó còn có vai trò gián tiếp đối với hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp là người thực hiện các nhiệm vụ như thu thập, xử lý phân tích và cung cấp dưới hình thức giá trị, thời gian lao động và những thông tin về tài chính.
Những công việc của kế toán doanh nghiệp bạn cần biết
Đối với một kế toán doanh nghiệp, công việc thường xuyên cần thực hiện, bao gồm:
- Thực hiện thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán và kiểm toán theo chế độ kế toán.
- Thực hiện kiểm tra và giám sát những khoản thu chi tài chính, những khoản thu về tài chính, những khoản về công nợ và sức khỏe doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện phân tích các thông tin số liệu kế toán.
- Thực hiện phát hiện các sai sót trong quá trình xử lý số liệu
- Cung cấp cho lãnh đạo những thông tin tài chính của doanh nghiệp để có thể ra quyết định kịp thời nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
- Thực hiện tổng hợp các thông tin tài chính và lập báo cáo tài chính
Tìm hiểu quy trình của kế toán doanh nghiệp sản xuất
Quy trình làm việc của một kế toán doanh là những hoạt động liên tiếp và có sự phối hợp của nhiều phòng ban. Mọi hoạt động như là biếu quà, thanh lý, đi vay đều phải kết nối với hoạt động của kế toán. Theo đó, sẽ có quy trình của kế toán doanh nghiệp như sau:
- Bước 1: Tổng hợp những nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Kế toán sẽ là người có vai trò trong việc thu thập chứng từ và tính toán số liệu từ các hoạt động sản xuất hàng ngày của các phòng ban.
- Bước 2: Thực hiện lập các chứng từ kế toán gốc
Chứng từ gốc chính là cơ sở pháp lý để kế toán thực hiện các ghi nhân những giao dịch. Những chứng từ này sẽ được kế toán lưu trữ một cách khoa học và hợp lý nhằm mục đích tra cứu và cung cấp khi cần thiết.
- Bước 3: Ghi các sổ kế toán
Tiếp theo là việc ghi chép, nhập liệu các chứng từ vào sổ nhật ký chung, các sổ cái, hay các sổ chi tiết…
- Bước 4: Thực hiện những bút toán điều chỉnh và kết chuyển
Khi kết thúc niên độ, việc kế toán doanh nghiệp cần thực hiện là xử lý những bút toán điều chỉnh như là khấu hao tài sản cố định, phân bổ những khoản chi phí. Từ đây, kế toán thực hiện các kết chuyển những khoản doanh thu, chi phí hình thành của kết quả hoạt động kinh doanh.
- Bước 5: Lập bảng cân đối phát sinh
Kế toán doanh nghiệp cần thực hiện phân loại từng khoản mục cụ thể từ đó thực hiện lập các bảng cân đối phát sinh để xem chi tiết các biến động của đối tượng kế toán trong kỳ và kết hợp với các sổ sách lập báo cáo tài chính.
- Bước 6: Quyết toán thuế, lập báo cáo tài chính
Đây là hoạt động quan trọng nhất đòi hỏi sự phức tạp, trình độ và chuyên môn. Tại đây, kế toán cần áp dụng 4 mẫu báo cáo tài chính đó là: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
—————–
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: https://www.facebook.com/groups/easybooks.vn
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
0 nhận xét: